Đoạп cҺɑt củɑ пgườι cҺồпg ƌã lү Һȏп vớι coп gáι kҺιếп vợ uất ức: Có пҺữпg пgườι kҺȏпg xứпg ƌược gọι là Ьṓ!

Đoạп cҺɑt củɑ пgườι cҺồпg ƌã lү Һȏп vớι coп gáι kҺιếп vợ uất ức: Có пҺữпg пgườι kҺȏпg xứпg ƌược gọι là Ьṓ!

Sau ly hȏn, cách hành xử của bṓ mẹ sẽ ảnh hưởng ᵭḗn các con như thḗ nào?

Là bố mẹ, ai cũng mong sẽ cho con được một tổ ấm gia đình bình yên, hạnh phúc. Nhưng vì nhiều lý do mà điều đó không được trọn vẹn. Thế nhưng, dù ly hôn, ly thân thì điều quan trọng nhất cả 2 cần phải hướng đến đó là giữ cho con một cuộc sống yên ổn, được quan tâm, yêu thương như tất cả những đứa trẻ khác.

Ai đó đã nói, một đứa trẻ có bố mẹ ly hôn là một thiệt thòi, nhưng nếu không được bố mẹ quan tâm, chăm sóc thì còn buồn hơn nữa. Mới đây, trên MXH xôn xao câu chuyện của một gia đình khiến nhiều người vô cùng bức xúc với thái độ của người bố.

“Đợt bão vừa rồi gia đình ảnh hưởng kha khá, bình thường mình vẫn lo cho con đầy đủ, nhưng nay tình hình hơi khó khăn, con bé con lại vừa hỏng cái chân bàn, thương mẹ, nó nhắn tin xin bố mua cho 1 chiếc bàn học mới.

Người đàn ông tháng chu cấp 2 triệu, lo lắng hỏi lại mẹ tiêu hết tiền của con rồi à, ngoài ra anh kể khổ hoàn cảnh bản thân ngày xưa để động viên con nằm lên giường mà học, mua bàn làm gì cho tốn kém. Ý là bố không có đâu mà cho dù điều kiện kinh tế bố dư dả.

Nhiều lúc nghĩ buồn cười, 2 triệu/tháng nó ăn còn chả đủ đây chỉ sợ mẹ nó tiêu hết số tiền nặng ngàn tấn đấy do bố nó chu cấp cơ”, chị vợ chia sẻ.

Đọc đoạn chat mà ai cũng xót xa về cái cách mà 2 bố con nói chuyện với nhau. Trong khi bé gái là đứa con quá hiêu chuyện, con xin tiền bố nhưng với thái độ năn nỉ, mong bố làm ơn hãy thương xót: “Bố cho mẹ con xin một chút được không” khiến mọi người không khỏi đau lòng.

Nhưng đáp lại, ông bố khẳng định: “Mẹ tiêu hết tiền bố cho con à”, thậm chí còn khuyên con nằm ra bàn mà học. Trước những lời nói này, người vợ không chịu nổi đành nhắn tin lại, giãi bày hết mọi tâm can một lịch sự. Nhưng đọc xong ai cũng thấy quá chua chát cho kết cục của một gia đình từng hạnh phúc.

Chị vợ mong chồng hãy quan tâm con hơn, cho dù đó chỉ là giả vờ. Đọc những dòng chia sẻ mà cộng đồng mạng cũng thấy cay đắng, thương hai mẹ con, đặc biệt là bé gái hiểu chuyện nhưng thiếu thốn tình yêu của bố.

Văn hóa ứng xử sau ly hôn của bố mẹ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của trẻ

Từ một gia đình hạnh phúc, việc mất đi sự quan tâm chăm sóc của bất kì ai dù là bố hay mẹ cũng khiến trẻ khó tránh khỏi những tổn thương. Thế nên, việc bố mẹ hành xử thế nào, có văn minh hay không, cùng nhau nghĩ về con cái hay mỉa mai, trách móc sẽ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của chúng. Dù không yêu thương nhau nhưng cũng đừng cãi cọ trước mặt trẻ.

Rõ ràng, những đứa trẻ càng lớn sẽ càng hiểu rõ việc ly hôn của bố mẹ. Tuy nhiên, việc bố mẹ chọn cách ứng xử như thế nào sẽ quyết định đời sống, thể chất và tâm lý của trẻ. Nếu có thể chứng kiến bố mẹ trở thành bạn bè, cùng ăn cơm, đưa con đi chơi thì hẳn đứa trẻ đó sẽ không quá đau buồn hay tủi thân.

Việc không có một mái ấm trọn vẹn đã khiến những tâm hồn trẻ thơ non nớt phải gánh chịu nỗi đau khó quên. Và khi thấy bố mẹ cư xử với nhau tốt đẹp, con cũng học được văn hóa ứng xử từ chính bố mẹ của mình, trở thành một người văn minh như chính bố mẹ của mình vẫn đang làm.

Ngược lại, nếu chúng ta xem nhau là kẻ thù sau khi ly hôn và trút hoàn toàn nỗi đau đó lên con bằng đòn roi, bằng sự chì chiết, bằng những hình thức cấm đoán hay bỏ mặc, tuổi thơ của trẻ sẽ chẳng thể lành lặn. Một đứa trẻ phải chịu sự tủi hổ, bị bỏ rơi chỉ vì bố mẹ không hạnh phúc thực sự là quá bất hạnh. Trẻ con không có lỗi, chúng luôn xứng đáng nhận được tình yêu thương bởi việc có con là lựa chọn của bố mẹ chứ không phải do những đứa trẻ quyết định. Thế nên hãy có trách nhiệm với con cái dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Việc ly hôn không ai mong muốn, nhưng khi đã xảy ra thì hãy chọn cho mình cách ứng xử văn minh. Việc này không chỉ giúp cho bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái mà còn giúp con được lớn lên trong tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *