Ông bà ta bảo chẳng sai: Cưới vợ tránh xa môi trề, lấy chồng thì né trán nhăn, tại sao?

Ông bà ta bảo chẳng sai: Cưới vợ tránh xa môi trề, lấy chồng thì né trán nhăn, tại sao?

Ông bà ta bảo chẳng sai: Cưới vợ tránh xa môi trề, lấy chồng thì né trán nhăn, tại sao?

Cổ nhân thường có nhiều câu nói về tướng mạo mà ngày nay nhiều người phải suy ngẫm. Theo đó, họ cho rằng không nên lấy vợ môi trề và tránh xa đàn ông trán nhăn ngoằn ngoèo. Vậy điều đó có thật không?

Phụ nữ miệng trề

Tướng miệng trề là phần môi dưới dày, đưa ra so với môi trên. Nhìn tổng thể thì khuôn miệng rất thô và dữ. Theo người xưa, người phụ nữ có tướng môi trề thường có tính cách thích khoa trương, khoe mẽ và cực khó khăn trong việc xây dựng cơ nghiệp.

Empty

Về tình duyên, phụ nữ môi trề khá đào hoa nhưng không thủy chung, thường có sự thay đổi trong tình cảm. Đôi khi họ cũng khá bồng bột, thiếu chín chắn khiến đối phương không chịu được.

Cổ nhân cho rằng, phụ nữ miệng trề cũng là người hay phàn nàn, tiểu nhân, gặp chuyện nhỏ cho là chuyện to, chỉ bĩu môi kêu ca. Họ hay mất kiểm soát cảm xúc khi đối mặt với sự việc, thậm chí nói những câu khó nghe.

Trong công việc, người có tướng môi bị trề rất bảo thủ, không có tính đóng góp và xây dựng nên thường làm phật ý cấp trên. Người này còn hay lý sự cùn, lòng đầy nghi kỵ.

Vì vậy, nếu lấy phải người phụ nữ như vậy, những chuyện vụn vặt sau khi kết hôn sẽ càng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn vợ chồng, liệu bạn có thể sống tốt được không?

Tướng trán cũng thể hiện về con người lẫn sự nghiệp. Nếu người đàn ông có nếp nhăn ngang ngoằn ngoèo như rắn bò trên trán thì không nên cưới làm chồng. Theo cổ nhân, người này sẽ là người kém thông tuệ, tư duy hạn hẹp, đình trệ. Trong công việc, họ có xu hướng đưa ra quyết định sai lầm. Tài vận của người này cũng không tốt, có thể chi tiêu hoang phí và sự nghiệp xuống dốc.

Empty

Nhìn chung, đàn ông tướng trán nhăn ngoằn ngoèo cả đời bôn ba vất vả. Người xưa cho rằng, một người đàn ông như vậy tuyệt đối không được kết hôn, bởi vì một khi đã kết hôn thì cuộc sống sẽ không dễ dàng chút nào.

Tóm lại: Tất cả những điều trên đều chỉ là những suy nghĩ của người xưa. Xã hội giờ đã thay đổi nhiều về cách nhìn nhận con người. Ngoài diện mạo thì còn phụ thuộc vào tính cách bên trong của họ nữa. Đặc biệt trong hôn nhân, ai cũng nên tìm người yêu thương mình thực sự, cùng nhau một lòng xây dựng tương lai tốt đẹp.

“Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng xem cha”, tại sao lại vậy?

Muốn biết một đứa trẻ như thế nào, chỉ cần nhìn vào cha mẹ chúng. Con cái là những cá thể độc lập, tuy nhiên hành vi của chúng cũng một phần nào đó phản chiếu hình ảnh cha mẹ.

Gia đình là trường học, bố mẹ là người thầy đầu tiên của mỗi người

Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành tính cách của mỗi đứa trẻ đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên tác nhân gia đình kiêm luôn một phần của nhà trường và xã hội.

Bố mẹ là “người thầy” đầu tiên của mỗi đứa trẻ ngay trong gia đình. Ngày từ nhỏ, bố mẹ đã dạy con cách tập ăn, tập nói, tập đi, hướng cho con cách ứng xử ở đời, cách đối nhân xử thế và dạy bảo học hành. Một đứa trẻ lớn lên thường bị ảnh hưởng lớn từ bố mẹ về tính cách, sở thích, tri thức và nhân cách.

Việc giáo dục gia đình, muốn đạt được kết quả tốt thì gia phong là điều rất quan trọng. Giáo dục hàng ngày trong gia đình không có giáo trình hay một tài liệu nào bất biến. Nhưng chất liệu cuộc sống, kinh nghiệm, sự từng trải, tính cách của bố mẹ… sẽ trở thành những bài học lớn dạy bảo trẻ.

Một đứa trẻ khi nhận được sự giáo dục bài bản, có phương pháp, cách thức tốt từ gia đình chắc chắn sẽ là đứa trẻ tiếp nhận được các hệ thống giáo dục khác ngoài xã hội và nhà trường.

Sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng lớn. Nếu trong một gia đình, bố mẹ không hòa thuận. Lúc nào cũng chỉ có cãi vã, nặng lời thì sẽ khiến không khí gia đình ngột ngạt.

Con cái là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Nếu bố mẹ hay nói tục chửi bậy, coi điều đó như chuyện bình thường thì chắc chắn đứa trẻ khi lớn lên sẽ bị nhiễm thói quen, tính cách ấy.

Trong khi đó nếu cha mẹ thường xuyên khen ngợi, động viên con trẻ đúng cách thì chúng sẽ hình thành nhiều tính cách tích cực.

Con cái được ví như của để dành, tài sản quý giá nhất, hậu vận và tương lai của mỗi người, mỗi gia đình. Một gia đình sẽ buồn nếu không có con cái, nhưng sẽ buồn hơn khi có con nhưng chúng lại hư hỏng không nên người.
ooooooo

Xã hội và nhà trường không thể thay thế giáo dục của gia đình

Vai trò của gia đình vẫn là số 1 trong thế chân kiễng nhà trường, xã hội. Nếu một chân kiềng nào đó bị gãy thì đều đáng tiếc và khó hiệu quả trong giáo dục. Tuy nhiên, chân kiềng “gia đình” bị gãy thì sự giáo dục càng trở nên khó khăn, thậm chí thất bại.

Có nhiều bậc phụ huynh thời nay quá bận rộn, thiếu thời gian chăm sóc con cái. Như vậy đứa trẻ lớn lên sẽ thiệt thòi trên mọi việc diện. Cha mẹ phải có sự giáo dục thường xuyên, đều đặn. Giáo dục gia đình không cho phép buông bỏ một khoảng thời gian, sau đó mới bồi đắp.

“Bé không vin, cả gẫy cành” – Đó là bài học cho mỗi gia đình về giáo dục gia đình từ sớm. Khi đã vượt qua khoảng thời gian cần thiết trong giáo dục thì sự can thiệp sau đó là khó khăn và vô ích.
Vo-chong-2
Lấy vợ thì nhìn mẹ, lấy chồng thì nhìn cha

Người xưa có câu: “Lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng xem cha”. Tại sao phải xem mẹ vợ tương lai trước khi cưới vợ, thực ra chính là do tính cách của người con gái trong gia đình phần lớn ảnh hưởng từ mẹ. Cách họ cư xử, nói chuyện và hành động của người mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ, do đó, mẹ chính là tấm gương tốt nhất để trẻ học hỏi và noi gương.

Hãy cứ hiểu như thế này, nếu mẹ ở nhà lười biếng thì chắc chắn con gái lớn lên cũng sẽ tương tự như thế. Trong đầu cô gái đó sẽ không có khái niệm ngăn nắp. Tương tự người cha lúc nào nhàn rỗi mà ngại việc khó thì chắc chắn khó mà nuôi được người con chăm chỉ.

“Lấy vợ thì nhìn mẹ, lấy chồng thì nhìn cha” ý nói về cách ứng xử của con cái trong hôn nhân sau này. Hình thức hôn nhân của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn bạn đời tương lai của con cái và cách vợ chồng hòa hợp. Con gái do người mẹ đảm đang nuôi nấng vững vàng trong hôn nhân thì con cái cũng sẽ ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ này.

Trong gia đình nếu cha là người gia trưởng thì sau này con trai lấy vợ về cũng sẽ không biết phụ vợ làm việc nhà.Lúc này người đàn ông sẽ có suy nghĩ việc nhà là của phụ nữ, “phong thái đại nhân” này ảnh hưởng từ người cha của mình.

* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *