Từ mặt bố mẹ vì nhà quá nghèo, tôi bỏ lên thành phố kiếm ăn. Sau 10 năm, tôi giờ đã có tên họ mới cùng khối tài sản kếch xù từ nhà vợ. Trở về quê để tìm lại gia đình, tôi bàng hoàng khi căn nhà lụp xụp trước kia đã trở thành

Từ mặt bố mẹ vì nhà quá nghèo, tôi bỏ lên thành phố kiếm ăn. Sau 10 năm, tôi giờ đã có tên họ mới cùng khối tài sản kếch xù từ nhà vợ. Trở về quê để tìm lại gia đình, tôi bàng hoàng khi căn nhà lụp xụp trước kia đã trở thành

Nghèo về vật chất không đáng sợ bằng việc nghèo về tri thức, về cách nghĩ và kém học thức khiến bạn không hề có ý chí vươn lên.

Một người xuất thân nhà nghèo như tôi sau khi bươn chải trong xã hội mới càng thấm thía cái nghèo hơn. Lúc nhỏ, tôi không hề kén ăn, ăn rất nhiều, kỉ lục cao nhất là một bữa có thể ăn được 4 bát cơm. Khi ấy ở quê, đồ ăn thức uống đều là đồ nhà tự trồng được, nuôi được, chí ít thì cũng coi là dư ăn.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Sau này bố mẹ tôi lên thành phố làm thuê nên tôi cũng lên đó sống cùng, nhìn mâm cơm ngày càng nghèo nàn, chỉ có thể kiềm chế cơn thèm ăn. Bây giờ tôi đã sắp 30 tuổi rồi nhưng chỉ nặng 50kg, là cân nặng quá thấp so với một người đàn ông. Biết nhà nghèo, chỉ có thể cố gắng tiết kiệm tiền, mẹ tôi gần như chẳng có khái niệm gì về việc tiêu tiền cho con cái. Hồi cấp ba, mỗi tuần chỉ có khoảng 300 ngàn, có lần tôi xin nhiều hơn mấy chục ngàn thì lại nghi ngờ là tôi yêu sớm.

Đúng là tư duy của người nghèo, ngay cả việc cần tiêu bao nhiêu tiền cho người yêu mà bố mẹ tôi cũng không biết, cũng chẳng hề hỏi. Điều đáng sợ hơn cả là thứ mà cái nghèo mang đến không chỉ là sự thiếu thốn về vật chất mà còn có cả sự tự ti, mặc cảm từ sâu trong tiềm thức. Hơn nữa, điều đáng sợ nhất chính là thầy cô, bạn bè khi biết nhà bạn nghèo thì bạn sẽ trở thành tầng lớp thấp kém nhất trong mối quan hệ xã giao. Rồi trong vô thức người ta sẽ dùng bạo lực về tinh thần để bắt nạt bạn, coi đó làm niềm vui, vì họ biết rằng bạn chẳng dám chống lại.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Không sợ bố mẹ nghèo về vật chất, chỉ sợ bố mẹ đã nghèo vật chất mà còn nghèo về “đầu óc”. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy, ám ảnh tự ti sẽ luôn theo chúng đến hết cuộc đời. Từ nhỏ tôi đã biết nỗi khổ của người nghèo, rõ ràng là có thể đào giếng trong nhà nhưng lại vì không có tiền mà phải đi múc nước cách xa nửa dặm. Rõ ràng rửa rau bằng nước giếng vào mùa đông thì không sợ lạnh nhưng vì không có tiền đào giếng mà phải đi rửa rau ngoài sông. Cho dù là mùa đông lạnh giá vẫn phải ra sông rửa rau.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Rõ ràng là nhà có đất, người ta có cây đào, nhà tôi thì không chỉ vì đất phải dùng để trồng cây lương thực. Vì thế từ nhỏ nhìn thấy người ta có đào ăn mà tôi cũng khát khao. Quá nhiều ký ức tuổi thơ nghèo khó tôi chẳng thể quên được. Trẻ con nhà nghèo thì cố gắng đừng có bị ốm nếu không thì cũng chẳng có tiền chữa chạy.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Nhà nghèo sinh con chẳng khác nào hại con, câu nói này thực ra cũng chỉ đúng một nửa. Trong xã hội ngày nay, chỉ cần bạn cần cù chăm chỉ thì chẳng có gia đình nào là cơm ăn không no, áo mặc không ấm cả. Con cái không sợ cha mẹ nghèo, sợ nhất là cha mẹ đã nghèo về vật chất mà còn nghèo về cả đầu óc. Chỉ có những người cha mẹ như thế sinh con ra mới là hại con.

Có người bình luận rằng: Tôi giống với anh, hồi đi học quần áo trên người đều là đồ cũ của nhà họ hàng cho, hồi đi làm thì chỉ mặc đồng phục cơ quan, mỗi tháng dành ra được ít tiền sinh hoạt, còn lại gửi về cho bố mẹ hết. Vấn đề lớn nhất là về mặt tinh thần, không dám thành công, không dám làm được, luôn cảm giác mình kém cỏi, luôn nghĩ rằng mình không thể làm được.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Ngoại trừ số ít gia đình, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó sau khi lớn lên khả năng cao vẫn là người nghèo, đỡ hơn chút thì là những người làm công ăn lương bình thường. Việc vượt cấp trong xã hội chủ yếu là dựa vào giáo dục, chi tiêu vào giáo dục của các gia đình tầng lớp trung và thượng đẳng nhiều gấp mấy lần thậm chí chục lần so với gia đình nghèo. Về việc sinh con cũng tùy thuộc vào quan niệm cá nhân mỗi người, sinh nhiều con hoàn toàn là một lựa chọn không sáng suốt đối với một gia đình nghèo. Nếu hai vợ chồng trong gia đình nghèo đều có sức khỏe, có khả năng làm việc thì sinh một đứa con cũng không vấn đề gì.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

Nghèo có rất nhiều kiểu, là kiểu nghèo không mua nổi nhà hay là nghèo đến nỗi không có nổi cơm ăn, là kiểu nghèo bố mẹ không có quyền cao chức trọng hay là nghèo kiểu điều kiện sống bình thường.

Nếu như nghèo chỉ là không mua nổi nhà to, không mua nổi xe xịn thì đó không phải là nghèo. Chỉ cần cha mẹ có tình thương yêu, sống có đạo lý, có trách nhiệm, vậy thì họ xứng đáng có những đứa con của riêng mình. Nếu như nghèo đến mức không có nổi cơm ăn hay là kiểu người không có trách nhiệm, không có ý thức thì cho dù họ có mang thai ngoài ý muốn cũng sẽ suy nghĩ có nên sinh đứa trẻ ra không.

bài học cuộc sống, nghèo vật chất mà còn nghèo đầu óc, tư duy của người nghèo, triết lý nhân sinh

“Nghèo” thực sự là một định nghĩa rất trừu tượng. Nhưng nếu ngay cả sự ấm no của bản thân mà còn không thể đảm bảo được, vậy thì tốt nhất hãy suy nghĩ cách giải quyết vấn đề sinh tồn trước rồi hãy nghĩ tới việc sinh con.

admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *